Chính Sách Kiểm Hàng

Chính sách kiểm hàng

Với mọi trường hợp, hàng hóa khi giao cho khách hàng khi khách hàng lấy tại cửa hàng, hoặc chúng tôi trực tiếp giao cho khách hàng hoặc thông qua một đơn vị logistic thì khách hàng phải kiểm tra hàng hóa, việc kiểm tra hàng hóa theo chính sách, nguyên tắc như sau:

– Kiểm tra trực tiếp khi có đủ người mua – người bán, người mua – đơn vị vận chuyển

– Trường hợp kiểm hàng không có mặt đơn vị vận chuyển, không có người bán thì người mua bắt buộc phải quay video từ lúc hàng hóa vẫn được đóng gói nguyên kiện bởi nhà cung cấp đến khi kiểm hàng xong

Nội dung kiểm hàng như sau:

– Kiểm tra bao bì, các thông tin về sản phẩm, nhà bán hàng khi hàng hóa vẫn được đóng gói theo tiêu chuẩn của nhà bán hàng cung cấp cho người mua.

– Kiểm tra vật tư, phụ kiện đối với trường hợp giao hàng.

– Kiểm tra sản phẩm hoàn thiện không bể , vỡ .

Việc kiểm tra hàng hóa là cơ sở để giải quyết những khiếu nại, bảo hành về sản phẩm sau này

Đổi hàng hóa được hiểu theo các cách như sau:

Cách 1: Hàng hóa chưa giao, khách hàng đã đặt hàng nhưng vì lý do nào muốn chuyển sang một sản phẩm khác, hoặc cùng loại hàng hóa nhưng khác thể tích hoặc thêm bớt số lượng vì vậy gọi “Đổi hàng”

Cách 2: Sản phẩm đã giao, nhưng vì lý do: Lỗi sản xuất, do bị trầy xước trong quá trình vận chuyển,móp, bể ( vỡ)  hoặc  do sai của nhà cung cấp,…, khách hàng không đồng ý lấy sản phẩm đó và yêu cầu sản phẩm khác không bị các lỗi trên vì vậy yêu cầu “Đổi hàng”

Cách 3: Hàng hóa đã giao không bị bất kỳ một lỗi nào nhưng khách hàng không muốn sử dụng sản phẩm đó và muốn đổi sang một loại sản phẩm khác hoặc cùng sản phẩm đó nhưng bể ( vỡ), móp, thay đổi thể tích,…, vì vậy yêu cầu “Đổi hàng”

Khách hàng sẽ được “đổi hàng” theo 3 cách hiểu trên khi:

– Hiểu theo cách 2: Ngay khi giao hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa nếu phát hiện lỗi hoặc trong thời hạn bảo hành (nếu có) phát hiện lỗi do nhà sản xuất thì bên bán có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và bằng chi phí của mình sẽ “đổi lại” sản phẩm cho bên mua

Hiểu theo cách 1&3:

+ Hàng hóa được đổi lại khi có sự đồng ý của bên bán

+ Các chi phí phát sinh (Nếu có) trong quá trình “đổi hàng” bên mua sẽ chịu

“Trả lại” hàng hóa được hiểu theo một trong các cách như sau:

+ Cách 1: Khi khách hàng đặt hàng hoặc đã lấy hàng vì một lý do nào đó không còn nhu cầu sử dụng sản phẩm đó nữa và yêu cầu “Trả hàng”

+ Cách 2: Sản phẩm bên bán giao không đúng chủng loại, chất lượng, quy cách, mẫu mã so với những cam kết giữa bên mua và bên bán

Khách hàng sẽ được “Trả hàng”

– Hiểu theo cách 1:

+ Hàng hóa sẽ được “trả lại” khi có sự đồng ý của bên bán

+ Mọi chi phí phát sinh (Nếu có) cho quá trình “trả lại” do bên mua chịu

– Hiểu theo cách 2: Toàn bộ hàng hóa khách hàng yêu cầu sẽ được “Trả lại” và bên bán có trách nhiệm hoàn tiền cho bên mua

Khi hàng hóa bị “Đổi hàng” hoặc “Trả hàng” bên cửa hàng chúng tôi sẽ “Nhập lại hàng”:

Vậy nhập lại là việc CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU KOCU VIỆT NAM  nhận lại hàng hóa đã bán cho khách hàng và thanh toán tiền hoặc đổi hàng hóa khác có giá trị tương đương hoặc có giá trị chênh lệch cho khách hàng đó.

Trong quá trình đổi hàng, trả hàng việc giao dịch tiền tệ sẽ được thực hiện như sau:

Người bán hàng phải trả cho người mua: Người mua cung cấp cho người bán phiếu thu hoặc chứng từ có liên quan về việc thanh toán cho người bán sau đó người bán có trách nhiệm thanh toán cho người mua theo phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người mua theo đúng quy định pháp luật của nhà nước.